Ứng Dụng Xút NaOH Làm Giấy Và Mua Xút NaOH Ở Đâu?

xút naoh

Hóa Chất Xút NaOH là một hóa chất vô cùng đa năng và hữu dụng trong đời sống hằng ngày, và nếu bạn muốn tìm hiểu NaOH 45% là gì, bài viết liên quan tại Lộc Thiên sẽ rất hữu ích. Một trong những ứng dụng chính của NaOH là trong công nghiệp làm giấy. Trong bài viết này, Lộc Thiên sẽ trình bày chi tiết công dụng của NaOH trong sản xuất giấy cũng như giới thiệu quý khách nơi mua Xút NaOH ở đâu chất lượng.

Xút NaOH (Natri Hydroxit) là một hóa chất công nghiệp không thể thiếu trong nhiều ngành sản xuất, đặc biệt là ngành giấy. Vậy xút NaOH 45% là gì và ứng dụng của nó trong quy trình sản xuất giấy như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về công dụng của NaOH, đồng thời hướng dẫn bạn mua xút NaOH chất lượng cao tại những đơn vị uy tín như Hóa Chất Lộc Thiên.

Có thể bạn quan tâm: NaOH 45% là gì

Khái Niệm Chung Về Xút NaOH

lộc thiên

Natri hydroxit (NaOH), hay còn gọi là Xút ăn da, là một hợp chất vô cơ quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp. Khi hòa tan trong nước, nó tạo thành dung dịch kiềm mạnh có độ pH cao. Với tính ăn mòn mạnh, NaOH có khả năng phân hủy chất hữu cơ, làm bục vải và giấy, giúp loại bỏ lignin trong sản xuất giấy. Nó được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như sản xuất giấy, luyện nhôm, dệt nhuộm, chế tạo xà phòng, sản xuất chất tẩy rửa, tơ nhân tạo,…

Tính chất vật lý của NaOH

  • Hóa chất NaOH tồn tại ở dạng vảy, hạt hoặc dạng dung dịch với nhiều hàm lượng khác nhau như 50%, 32%, 20%,….
  • Ở dạng rắn, xút hút ẩm mạnh, tan nhanh trong nước tạo ra dung dịch kiềm mạnh và tỏa nhiệt khi tan.
  • Dạng dung dịch của NaOH có đặc tính nhờn, có khả năng làm bục vải, giấy và gây ăn mòn da.
  • Dung dịch Xút dễ hấp thụ CO2 và hút ẩm từ không khí, do đó thường được bảo quản trong bình kín khí.

Với những đặc tính này, việc tuân thủ MSDS NaOH 99 khi sử dụng và bảo quản là rất quan trọng để đảm bảo an toàn.

Tính chất hóa học của NaOH

  • NaOH có tính bazơ mạnh, nó phản ứng với axit và oxit axit để tạo thành muối và nước.
  • Xút tác dụng được với các axit hữu cơ, tạo thành muối và thủy phân este, peptit.
  • Khi tương tác với muối, nó tạo ra bazơ mới và muối khác.
  • Xút NaOH còn có thể tạo khí dễ cháy (hydro) khi phản ứng với một số kim loại.

NaOH Có Những Dạng Nào?

Xút NaOH có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, phục vụ các nhu cầu sản xuất khác nhau:

  • Xút vảy (NaOH 99%): Được sử dụng phổ biến trong sản xuất giấy, xử lý nước thải, công nghiệp dệt nhuộm.
  • Xút hạt (NaOH 98%): Độ tinh khiết cao hơn, thích hợp cho các ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm.
  • Dung dịch NaOH 32-50%: Được sử dụng trực tiếp trong các quy trình sản xuất mà không cần pha chế thêm.

Độc Tính Của Xút NaOH

Xút NaOH có tính ăn mòn cao và có thể gây nguy hiểm nếu không sử dụng cẩn thận, do đó, khi làm việc với xút NaOH, cần thực hiện các biện pháp an toàn như đeo bảo hộ cá nhân, tránh tiếp xúc trực tiếp với da, và luôn tuân thủ các quy tắc an toàn trong quá trình sử dụng và bảo quản.

  • Tiếp xúc với xút có thể gây bỏng da, với hậu quả nặng nề nếu không xử lý kịp thời.
  • Hít phải xút có thể kích thích hệ hô hấp, có thể dẫn đến tổn thương phổi và gây hại cho sức khỏe hô hấp.
  • Nếu nuốt phải xút, đặc biệt là lượng lớn, có thể gây bỏng niêm mạc dạ dày và ruột, thậm chí dẫn đến thủng thực quản và rối loạn ý thức.
  • Xút có khả năng ăn mòn kim loại, đặc biệt là trong quá trình phản ứng với một số kim loại, có thể tạo ra hơi dễ cháy, tăng nguy cơ cháy nổ.
  • Xút còn có thể tác động với một số axit, gây ra các phản ứng cháy nổ, tăng thêm nguy cơ an toàn.
  • Khi được đun nóng, xút có thể tạo ra hơi ăn mòn, gây nguy hiểm cho người tiếp xúc.

Quý khách cũng nên thận trọng khi mua Xút NaOH bởi vì ngày càng có nhiều nơi bán hóa chất lượng kém nổi lên, dẫn đến giảm hiệu suất sản xuất cũng như tiềm ẩn nguy cơ gây hại. Ngoài ra, nếu bạn chưa biết mua NaOH ở đâu TPHCM uy tín và đảm bảo chất lượng, hãy liên hệ ngay với Lộc Thiên để được hỗ trợ.

Ứng Dụng Của NaOH Trong Công Nghiệp Làm Giấy

Trong sản xuất giấy, xút NaOH đóng vai trò quan trọng ở nhiều công đoạn như:

  • Xử lý bột giấy: Loại bỏ lignin khỏi sợi cellulose, giúp tạo ra giấy trắng, mịn.
  • Tẩy trắng giấy: Điều chỉnh độ pH, tăng cường khả năng tẩy trắng bằng phản ứng oxy hóa.
  • Tái chế giấy: Hỗ trợ quá trình khử mực, giúp thu hồi sợi cellulose để sản xuất giấy tái chế.

Theo truyền thống thì Xút NaOH được sử dụng trong hầu hết mọi công đoạn sản xuất giấy, tuy nhiên, do lo ngại về môi trường đối với tài nguyên gỗ trong những năm gần đây thì việc tái chế giấy đã phát triển trở thành một ngành công nghiệp đáng kể và việc sử dụng Xút NaOH trong tái chế giấy ngày càng được chú trọng.

Do đó, ứng dụng Xút NaOH trong ngành công nghiệp giấy và bột giấy có thể được phân thành hai loại đó là: sản xuất giấytái chế giấy.

Xút NaOH trong sản xuất giấy

Quá trình sản xuất giấy thường được chia thành ba giai đoạn quan trọng và ở hai giai đoạn đầu tiên thì Xút NaOH đều được sử dụng trực tiếp: B1: Nghiền (Nấu bột giấy)

  • xút naoh
    Giấy được làm từ xenlulo, và mặc dù do nguồn gỗ khan hiếm ngày nay nên các nguyên liệu thô như rác thải nông nghiệp, bã thực vật, giấy thải và thậm chí cả quần áo cũ đều được sử dụng, tuy nhiên thì gỗ vẫn là nguồn cung cấp xenlulo chính.
  • Tuy nhiên, gỗ không chỉ chứa sợi cellulose mà còn có những chất khác cần loại bỏ, nhất là lignin, một chất có trong kết cấu của gỗ, có tác dụng như chất keo, liên kết các sợi cellulose của gỗ lại với nhau.
  • Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc loại bỏ lignin và các chất khác, gỗ đầu vào phải được nấu cho đến khi trở thành bột giấy. Quá trình này được gọi là nghiền bột và có sử dụng Xút NaOH ở nhiệt độ và áp suất cao để hòa tan lignin.

B2: Tẩy trắng bột giấy

  • Bột giấy có màu vàng do có chứa lignin và chất này sẽ làm mất thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cho sản phẩm cuối cùng. Giai đoạn tẩy trắng bột giấy được chia thành hai giai đoạn: tẩy trắng và chiết xuất.
  • Ở giai đoạn tẩy trắng người ta sử dụng hóa chất tẩy trắng như Javen hoặc Xút (có độ pH cao) để đạt hiệu quả tối đa. Hầu như tất cả các nhà sản xuất đều sử dụng Xút NaOH ở giai đoạn này để kiểm soát độ pH.
  • Trong giai đoạn chiết xuất, bột giấy bị oxy hóa để lignin được hòa tan trong dung dịch kiềm và từ đó nó có thể được chiết ra khỏi bột. Ngoài ra, Xút NaOH không có lựa chọn thay thế hiệu quả về mặt chi phí ở giai đoạn này vì nhiều lý do.

B3: Làm giấy

  • Cuối cùng, bột giấy được kết hợp với lượng nước lớn và được đưa qua máy giấy. Máy giấy là một cỗ máy khổng lồ biến bột giấy thành sản phẩm cuối cùng mong muốn thông qua các bước tạo hình, ép và sấy khô (giấy sẽ có kích thước, độ trong suốt và độ bền khác nhau).

xút naoh
Xút NaOH trong tái chế giấy

  • Tái chế giấy bắt đầu bằng việc phân loại và đo lường chất lượng giấy thải theo hàm lượng cellulose có thể tái chế được. Bước tiếp theo là khử mực, bao gồm làm mịn và phồng giấy thải đầu vào bằng NaOH, chất giúp tách mực ra khỏi giấy đã sử dụng.
  • Giai đoạn cuối cùng của quá trình tái chế giấy cũng tương tự như giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất giấy, khi bột giấy được đưa vào máy giấy và sản phẩm cuối cùng được tạo ra.
  • Như đã thảo luận trong bài viết này, xút là vật liệu xử lý quan trọng được sử dụng trong hầu hết mọi giai đoạn của ngành công nghiệp giấy và bột giấy.

Các ứng dụng khác của NaOH

  • Ứng dụng trong xử lý nước
    • Xút NaOH thường được sử dụng trong việc điều chỉnh độ pH của nước, đặc biệt là trong hồ bơi vì nó có khả năng làm tăng nồng độ pH. Xút cũng được áp dụng để trung hòa cặn trong đường ống cấp nước.
  • Công nghiệp hóa chất tẩy rửa
    • Trong sản xuất chất tẩy rửa, Xút NaOH và các hợp chất Natri là thành phần chính, được sử dụng trong việc sản xuất các chất tẩy giặt mạnh mẽ như nước Javen. Natri Hydroxit còn tham gia vào quá trình thủy phân chất béo trong dầu mỡ động vật, được sử dụng làm nước rửa chén. Pha loại xút NaOH với nước nóng cũng tạo ra chất tẩy rửa hiệu quả cho thiết bị công nghệ, ống xả thải, và các hệ thống thoát nước.
xút naoh - Lộc Thiên
  • Công nghiệp sản xuất dược phẩm và hóa chất
    • Trong ngành công nghiệp dược phẩm, Natri phenolat, một hợp chất của xút, được sử dụng trong việc sản xuất Aspirin và làm chất khử trùng y tế.
  • Công nghiệp dầu khí
    • Hóa chất chứa Natri được sử dụng để điều chỉnh độ pH trong dung dịch khoan, giúp trung hòa các hợp chất sunfat, và các hợp chất axit trong tinh chế dầu mỏ.
  • Công nghiệp dệt nhuộm và thực phẩm
    • Trong dệt nhuộm, xút NaOH được sử dụng để làm cho màu vải thêm bóng và nhanh hấp thụ màu sắc. Trong công nghiệp thực phẩm, xút ăn da được sử dụng để loại bỏ axit béo trong quá trình tinh chế dầu thực vật và động vật trước khi sản xuất thực phẩm. Đồng thời, dung dịch xút cũng được sử dụng để xử lý rau quả trước khi chế biến hoặc đóng hộp.

Mua Xút Naoh Ở Đâu?

Xút là một loại hóa chất có sẵn để kinh doanh tại Hóa Chất Lộc Thiên đã được cấp giấy phép kinh doanh cho loại hàng này. Chúng tôi cung cấp và phân phối các dạng xút như xút vảy, xút hạt, dung dịch NaOH được nhập khẩu từ các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới, đảm bảo chất lượng hàng đầu và được chứng nhận bởi các cơ quan chức năng.

Khi quý khách hàng mua xút hoặc hóa chất xử lý nước tại Lộc Thiên, bạn sẽ được hưởng những ưu đãi với giá cả tốt nhất trên thị trường, đặc biệt là với những đơn đặt hàng có số lượng lớn. Nếu cần tham khảo thông tin chi tiết về giá xút NaOH hoặc các dịch vụ đi kèm, quý khách hãy liên hệ ngay để được tư vấn tận tình.

Chúng tôi cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi với một đội ngũ vận chuyển chuyên nghiệp và tận tâm. Chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách hàng sản phẩm chất lượng, đóng gói kĩ càng, và giao nhanh chóng, kèm theo hình thức thanh toán tiện lợi. Chúng tôi mong quý khách đã giải đáp được khúc mắc mua xút naoh ở đâu, vì vậy vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE 0979 89 1929 để nhận tư vấn và đặt hàng trực tuyến nhé.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LỘC THIÊN

  • Địa chỉ: 452/6B Tỉnh Lộ 10, P. Bình Trị Đông, Q. Bình Tân, TP.HCM
  • Điện thoại: 028 6269 5669 -  028 6269 5662
  • Website: hoachatlocthien.com
  • Fax : 028 6269 5662 - HotLine: 0979 89 19 29

Chi nhánh và kho hàng

  • Kho 1: Ấp Phước Hưng, X. Mỹ Xuân, H. Tân Thành, T. Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Kho 2: Phước Thái, X. Phước Bình, H. Long  Thành, T. Đồng Nai
  • Kho 3: KCN Tân Đông Hiệp B, Dĩ An, Bình Dương .
  • Kho 4: KCN Hòa Khánh , Đà Nẵng
  • Kho 5: KCN Ô Mô, Phường Phước Thới, Quận Ô Môn, Tp.Cần Thơ
  • Kho 6: KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn, X. Tri Phương, Tiên Du, Bắc Ninh

Có thể thay thế xút NaOH bằng hóa chất khác trong sản xuất giấy không?

Xút NaOH có vai trò quan trọng trong sản xuất giấy, đặc biệt là trong quá trình loại bỏ lignintẩy trắng bột giấy. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đang tìm kiếm các hóa chất thay thế thân thiện với môi trường như:
+ Amoni Hydroxit (NH₄OH): Có thể thay thế trong một số công đoạn nhưng hiệu quả không cao bằng NaOH.
+ Canxi Hydroxit (Ca(OH)₂): Được sử dụng trong một số quy trình xử lý giấy nhưng có độ kiềm thấp hơn NaOH.
+ Hydrogen Peroxide (H₂O₂): Được dùng trong quá trình tẩy trắng bột giấy nhưng không thể thay thế hoàn toàn NaOH.
=> Tóm lại: Hiện nay, chưa có chất thay thế nào có thể hoàn toàn thay thế NaOH với hiệu suất và chi phí hợp lý trong sản xuất giấy.

Xút NaOH có thể tái sử dụng trong quy trình sản xuất giấy không?

Trong ngành công nghiệp giấy, việc tái sử dụng NaOH đang được nghiên cứu để giảm thiểu tác động môi trường và tiết kiệm chi phí sản xuất. Một số phương pháp tái sử dụng bao gồm:
+ Thu hồi xút từ nước thải: Bằng cách sử dụng hệ thống lọc và trung hòa kiềm, có thể thu hồi một phần NaOH từ nước thải công nghiệp.
+ Quy trình kraft tái chế hóa chất: Trong sản xuất giấy kraft, NaOH được tái sử dụng thông qua quy trình thu hồi hóa chất từ dịch đen (black liquor).
+ Xút NaOH tái chế từ tái chế giấy: Khi tái chế giấy, xút có thể được lọc và tái sử dụng trong công đoạn khử mực.
🔹 Lưu ý: Quá trình thu hồi NaOH đòi hỏi công nghệ hiện đạichi phí đầu tư lớn, vì vậy chưa được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các nhà máy giấy.

Làm thế nào để bảo quản xút NaOH an toàn trong nhà máy sản xuất giấy?

Xút NaOH là một hóa chất hút ẩm mạnh và có tính ăn mòn cao, vì vậy cần bảo quản đúng cách để đảm bảo an toàn lao độngchất lượng hóa chất. Một số lưu ý khi bảo quản NaOH trong nhà máy giấy:
+ Sử dụng bồn chứa kín khí: Để tránh hấp thụ CO₂ từ không khí, gây giảm hiệu quả của NaOH.
+ Nhiệt độ bảo quản hợp lý: Dung dịch NaOH không nên tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao để tránh biến đổi hóa học.
+ Tránh tiếp xúc với kim loại nhẹ (nhôm, kẽm, thiếc): Vì có thể gây phản ứng sinh khí hydro dễ cháy nổ.
+ Đặt cảnh báo an toàn: Trong khu vực lưu trữ NaOH để nhắc nhở nhân viên tuân thủ quy trình an toàn.
🔹 Lưu ý quan trọng: Luôn sử dụng găng tay, kính bảo hộ, quần áo bảo hộ khi làm việc với NaOH để tránh bị bỏng hóa chất.

Dung dịch NaOH có hạn sử dụng không? Khi nào cần thay thế?

Mặc dù xút NaOH có độ ổn định cao, nhưng dung dịch NaOH vẫn có thể bị giảm chất lượng theo thời gian nếu không bảo quản đúng cách. Một số dấu hiệu cho thấy dung dịch NaOH cần thay thế:
+ Màu sắc thay đổi: Nếu dung dịch NaOH chuyển sang màu vàng nâu hoặc có tạp chất lắng xuống đáy, có thể do phản ứng với CO₂ trong không khí.
+ Độ pH giảm: Khi tiếp xúc với không khí lâu ngày, NaOH có thể hấp thụ CO₂, làm giảm hiệu quả kiềm hóa.
+ Dung dịch mất độ nhớt: Nếu NaOH loãng hơn so với ban đầu, có thể do bị pha loãng bởi hơi nước hoặc tác nhân khác.
🔹 Khuyến nghị: Nên sử dụng dung dịch NaOH trong vòng 6-12 tháng sau khi mở nắp để đảm bảo chất lượng tối ưu.

Xút NaOH có gây ô nhiễm môi trường không? Làm thế nào để xử lý nước thải chứa NaOH an toàn?

NaOH là một hóa chất có tính ăn mòn mạnh, có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái nếu bị thải ra môi trường mà không qua xử lý. Một số biện pháp xử lý nước thải chứa NaOH:
+ Trung hòa với axit yếu (HCl, H₂SO₄ loãng): Giúp giảm độ kiềm và đưa pH về mức trung tính (~7).
+ Pha loãng trước khi thải ra môi trường: Nếu nồng độ NaOH quá cao, cần pha loãng với nước để tránh gây hại cho nguồn nước tự nhiên.
+ Sử dụng hệ thống xử lý nước thải: Các nhà máy giấy thường lắp đặt hệ thống lọc và xử lý nước thải để thu hồi NaOH và bảo vệ môi trường.
+ Tuân thủ quy định an toàn môi trường: Các doanh nghiệp phải đáp ứng tiêu chuẩn QCVN về xử lý nước thải công nghiệp.
🔹 Lưu ý: Tuy NaOH không gây ô nhiễm hữu cơ, nhưng nếu thải ra với nồng độ cao có thể gây hại cho sinh vật thủy sinh và làm mất cân bằng sinh thái.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *